Xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn), hay như tên thường gọi với cái tên thân thiện là Đảo Cù Lao Xanh, gồm 2 hòn núi có nhiều đá kết nối với nhau qua một dải đất bằng và hẹp chạy từ vũng trước ra vũng sau, hòn lớn ở phía Bắc và hòn nhỏ ở phía Nam. Đá nơi cù lao xanh mang vẻ đẹp hiên ngang giữa biển trời, hình dáng kỳ thú, cùng những bí ẩn.
Tham khảo tour Đảo Cù Lao Xanh: Tour Cù Lao Xanh trong ngày

Đá cổ sa huỳnh
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Bình Định, đã nhiều lần ra xã Nhơn Châu thực hiện công trình nghiên cứu văn hóa dân gian. Được người dân địa phương dẫn đường, ở sườn núi phía đông hòn nhỏ, cụ Nhân rất bất ngờ trước 2 tảng đá hình chữ nhật nằm nghiêng cách nhau khoảng 10m, dài chưa đầy 1m, rộng khoảng 0.6m cao hơn 0.5m.
Một tảng nhìn rõ như nắm tay người khổng lồ lật ngửa, tảng kia giống bàn tay úp đủ cả năm ngón. Leo xuống về phía biển một quãng, ông thấy một tảng đá lớn giống đầu con sư tử, như được người xưa chạm khắc mất nét thô sơ làm rõ mũi, miệng, tai…. Ở gần đấy, chếch về phía Bắc một ít, có tảng đá dựng đựng hình thù như 2 người đang áp mặt vào nhau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân đặt giả thiết: Yếu tố bán tự nhiên của bãi đá cổ này chắc không phải của người Chăm từng sinh sông trên mảnh đất này. Nét chạm khắc của họ tinh vi và đẹp hơn thế này nhiều. Như vậy, có thể đây là tác động của những cư dân Sa Huỳnh ở thời kỳ trước đó. Họ đã đục chạm lên những tảng đá nằm tự nhiên những nét thô sơ, thể hiện hình hài theo cảm xúc thẩm mỹ của mình….
Cùng tham quan bãi đá
TS Hoàng Ngọc Kỳ ( nhà địa chất học, nguyên giảng viên ĐH Mỏ – Địa chất Hà Nội), từng tham gia nghiên cứu các đề tài địa chất Đệ Tứ khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Kiêm chủ nhiệm nhiều phương án nghiên cứu đo vẽ bản đồ địa chất. Đệ tứ đồng bằng Việt Nam, cho biết. Trong thời kỳ địa chất Đệ tứ ( khoảng 2 – 2,5 triệu năm trước), Nơi hiện nay là nước Việt Nam, có lần biển thoái và lần biển tiến. Đáng chú ý. Lần biển tiến đột biến thứ ba cách đây hơn 4100 năm.
Ở Bình Định. Nước biển dâng lên đến núi Hàm Long và Diêu Trì. Thời kỳ này người Mã Lai – Đa Đào ( tiền thân của người Sa Huỳnh và người Chăm) đã đắp Lơkon Vây ( đập ngăn nước biển dâng lên) ở Vân Canh. Tới cách đây khoảng 2300 năm. Nước biển rút dần xuống mức thấp nhất, đồng bằng nước ta được mở rộng thêm rất nhiều.
Đây là thời kỳ người Sa Huỳnh có điều kiện sinh sống ở Đảo Cù Lao Xanh với công cụ lao động bằng sắt… Vì vậy. Nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân cũng có cơ sở.

Đá hút du khách
Một trong những nơi kỳ thú mà những người dân bản địa làm du lịch. Hay dẫn khách đến tham quan là giếng tiên và bàn cờ tiên ở sườn phía đông Hòn Nhỏ. Giếng nằm ở lưng chừng núi. Dưới những tảng đá khổng lồ ghếch lên nhau, cao hơn mực nước biển chừng 40m.
Nước từ lòng núi chảy xuống theo khe nhỏ. Vào một thùng đá tự nhiên có hình lục giác, trong vắt, mát lạnh, chưa bao giờ cạn. Trên một ghềnh đá nhô ra. Có khu vực bằng phẳng hình chữ nhật. Được tự nhiên khéo kẻ ngang dọc nhiều vạch như bàn cờ…
Hai nơi này được người đân huyền thoại hóa. Truyền dụng: Cù Lao có giếng tiên chơi. Có bàn cơ tiên giữa trời biển xanh. Những đem gió mát trăng thanh. Mê cờ tiên lão quên canh chầu trời, nhà nghiên cứu Nguyên Xuân Nhân cho biết thêm.

Khám phá thêm về Đảo
Trong tour khám phá Đảo Cù Lao Xanh xã đảo của Quy Nhon Land Travel. Du khách rất hào hứng khi đến bãi đá thảo nguyên từ núi vươn dài ra biển. Tha hồ selfie các kiểu ảnh bên đá muôn hình vạn trạng dáng đứng. Dáng ngồi và cả dáng suy tư; đến mũi hoàn bằng có nhiều tảng đá lớn xếp chồng lên nhau nhô ra biển. Hoặc giếng thùng là bãi đất rộng được bao quanh bởi núi đá như một thành lũy vững chãi…
Địa hình đặc thù của Đảo Cù Lao Xanh tạo nên nhiều bãi đá đẹp. Hình dạng kỳ thú chờ được khám phá. Cách đây không lâu, lần đầu tiên dẫn đoàn khách đến đảo. Anh Trần Thế Dũng – một chuyên gia về du lịch khảo sát thiết kế tour chia sẻ đầy ngạc nhiên: Buổi chiều, chúng tôi dành khoảng 3 tiếng đồng hồ, Vi vu khám phá dãy rừng đá chạy dài từ phía Tây sang phía Bắc đảo.
Bạn nghĩ sao về đá ở đây?
Không thể tưởng tượng nổi. Cả một ngọn núi trập trùng chỉ toàn đá và đá, hình dạng vô cùng sống động, phong phú. Chỗ này vô số đá tròn. Hòn lớn hòn bé, chen đặc dựng đứng như bức tường khổng lồ. Nơi khác đá ken đặc tua tủa như rừng gươm giáo trong mê hồn trận. Ở một khúc quanh trên đường. Chúng tôi bắt gặp tảng đá mang hình thù con thuyền nằm chênh vênh trên một tảng đá lớn hơn.
Được đi thuyền dạo quanh Đảo Cù Lao Xanh. Thấy cơ man nào là đá xếp hàng chen nhau, kề vai. Đứng thẳng ngạo nghễ như muốn thi gan cùng sóng gió đại dương. Mỗi tảng đá lớn đều được đặt tên riêng như. Cá Nạng, Hàm Ếch, Trống Chầu, Hòn Két, Cục Buồm, Cân Hòn Hàu, Mái Nhà … gắn với hình thú mà đá giống, hoặc mang ý nghĩa riêng gần với đời sống ngư dân nơi đây. (Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân)
Nguồn: HT
Xem thêm: